PR là gì? Điểm khác biệt giữa PR và quảng cáo bạn nên biết

PR là gì? PR và quảng cáo là giống nhau hay khác nhau? Việc xây dựng chiến lược PR cần những yếu tố nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

PR là gì? Cách PR hiệu quả cho doanh nghiệp – Ảnh Len Nguyễn Media

PR là gì?

Public Relations (Quan hệ công chúng – PR) là thuật ngữ chuyên dụng trong lĩnh vực truyền thông – marketing. Đây là một trong những kênh truyền thông nhằm xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa doanh nghiệp với cộng đồng một cách bền chặt và lâu dài.

Chiến lược truyền thông này thường được thực hiện nhiều bước khác nhau với nhiều hình thức đa dạng, không chỉ sử dụng người có sức ảnh hưởng để nói về sản phẩm, dịch vụ mà còn là hoạt động nâng cao giá trị thương hiệu được truyền thông đến công chúng một cách khéo léo. 

Chẳng hạn, khi lướt xem tin tức trên các nền tảng báo mạng, báo hàng đầu Việt Nam, bạn nhìn thấy tin tức, “Doanh nghiệp ABC đã quyên góp… cho người dân đồng bào miền Núi” hay một người có sức ảnh hưởng giới thiệu về một sản phẩm, dịch vụ nào đó trên kênh Tik Tok Facebook… Tất cả những trường hợp này đều là PR nhằm giới thiệu đến khách hàng nhưng vẫn giữ được tính khách quan và sự tinh tế trong quảng cáo.

Bằng nghệ thuật xây dựng nội dung và hình thức quảng bá, PR mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và được nhiều người biết đến.

PR là gì? PR có phải là quảng cáo không?

Mặc dù PR và quảng cáo đều phục vụ cho mục đích truyền thông, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến công chúng nhưng hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt.

PR là thông tin của bên thứ 3 nói về doanh nghiệp, nó mang tính phi thương mại và khách quan. Trong khi đó quảng cáo lại là những thông tin chính xác do doanh nghiệp tự thực hiện và có mang tính thương mại. Từ sự khác biệt này, PR luôn được đánh giá là mang tính khách quan và đáng tin cậy hơn so với quảng cáo.

Bên cạnh đó, khi nói về cách truyền tải nội dung, PR sẽ mang tính chính thống, nghiêm túc hơn so với các nội dung quảng cáo mang tính sáng tạo, đa dạng hình thức và phong phú về cách thể hiện. Nội dung quảng cáo sẽ có thể nghiêm túc hoặc hài hước, trang trọng hay gần gũi tùy vào định hướng tính cách thương hiệu của doanh nghiệp. PR sẽ mang tính lan tỏa rộng rãi hơn và có thể xây dựng được niềm tin vững chắc hơn. 

Về chi phí, trong một số trường hợp, PR sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với quảng cáo.

Ưu và nhược điểm của PR là gì dưới góc nhìn Marketing?

Nói về góc nhìn Marketing, khách hàng thường sẽ tin tưởng hơn đến sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu thông qua PR mang lại. So với quảng cáo, PR mang lại kết quả tích cực và tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Trước thực trạng khách hàng đã quá chán ngán các video quảng cáo trên mạng và không còn tin vào quảng cáo, PR sẽ là lựa chọn hoàn hảo để giúp bạn xây dựng và củng cố niềm tin mạnh mẽ ở khách hàng. Nhờ vào hình thức này, khách hàng sẽ có thể tin tưởng và ghi nhớ thông điệp bằng sự trân trọng và đón nhận trong tâm thế dễ chịu hơn.

PR có nhược điểm lớn khi không thể đo lường được chính xác hiệu quả bằng con số trong hoạt động truyền thông, do vậy sẽ thường gặp khó khăn trong việc báo cáo kết quả với cấp trên. Do vậy, để có thể biết được hiệu quả mang lại từ việc PR, bạn nên lập kế hoạch và đưa ra một số tiêu chí cụ thể để dễ dàng báo cáo hơn.

Chức năng của PR là gì trong truyền thông quảng cáo?

PR là gì? Vì sao doanh nghiệp luôn tốn nhiều chi phí PR nhưng không hiệu quả – Ảnh Len Nguyễn Media

Trong truyền thông, PR là hoạt động không thể thiếu vì nó mang lại hiệu quả rất tích cực cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thương hiệu. Thông qua việc sử dụng các kênh truyền thông đại chúng như báo chí, truyền hình… PR sẽ hướng đến sự uy tín và cao cấp hơn, đặc biệt nếu quảng cáo trên các trang báo hàng đầu, nổi tiếng về chất lượng và iu tín thì chắc chắn thương hiệu của bạn cũng sẽ được đánh giá cao hơn.

Khi doanh nghiệp có ý định tăng uy tín và giúp khách hnafg thêm tin vào sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu và doanh nghiệp, PR là lựa chọn lý tưởng nhất và có lẽ chưa có hình thức nào làm tốt nhiệm vụ này như PR.

Xem thêm >>> 6 TIPS BOOKING KOL HIỆU QUẢ CHO CHIẾN DỊCH MARKETING

Những loại hình phổ biến của PR là gì?

Tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện trong PR là việc xây dựng ra các chương trình sự kiện lớn và mời tập khách hàng mục tiêu, đối tác đến tham gia và truyền tải thông điệp. Các sự kiện này là cơ hội tốt để công ty mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Hình thức tổ chức sự kiện có thể được tổ chức online hoặc offline tùy vào từng điều kiện khác nhau. Thông qua hình thức này, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để gặp gỡ và tiếp xúc với khách hàng mục tiêu của mình.

Hoạt động CSR

Không đơn thuần nhiều doanh nghiệp lớn luôn tập trung hướng đến giá trị cộng đồng như các hoạt động CSR. Họ mong muốn lan tỏa những điều tích cực trong cuộc sống bằng những hành động cụ thể nhất là hoạt động tài trợ. 

Hoạt động tài trợ không chỉ thể hiện được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, tạo được hình ảnh tốt trong mắt khách hàng mà đây còn là cách để nuôi dưỡng tinh thần của các thành viên công ty để họ thêm trân trọng và hiểu hơn về giá trị của doanh nghiệp, từ đó cố gắng cống hiến nhiều hơn nữa. Chắn hẳn sau khi đọc xong ví dụ, bạn đã hiểu hơn PR là gì.

Các hoạt động CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) có thể được tổ chức định kỳ hằng năm theo từng giai đoạn. Doanh nghiệp có thể tận dụng dịp này để tạo sự gắn kết hơn với khách hàng của mình. 

Thông cáo báo chí

PR là gì? Trong PR, thông cáo báo chí là các bài viết liên quan đến sự kiện, vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Những bài viết này thường sẽ mang tính nghiêm trang và có văn phong báo chí. Thông qua những bài viết dạng này, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả, cũng như tăng được độ phủ sóng tốt hơn.

Hình thức này thường được các công ty truyền thông, giải trí áp dụng ở những sự kiện quan trọng như ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới hoặc công bố thành viên nhóm nhạc mới chẳng hạn…

Bài PR trên báo giấy/ báo mạng

PR là gì? Các bài PR trên báo giấy hoặc báo mạng là hình thức PR mà doanh nghiệp không nên bỏ lỡ. Với các bài viết đưa tin về sự kiện, hoạt động đặc biệt của doanh nghiệp hướng đến một nhóm cụ thể trong cộng đồng… Bạn đều có thể nghĩ đến hình thức PR trên báo mạng.

Số lượng người đọc báo mạng đang ngày càng tăng, vì vậy, các bài viết đưa tin về doanh nghiệp ở một khía cạnh nào đó khác với quảng cáo cũng sẽ được hiểu là một hình thức PR. PR là gì không còn quan trọng nếu bạn biết cách lựa chọn nội dung và cách viết bài để truyền tải thông điệp khéo léo, chuyên nghiệp.

Quản lý khủng hoảng truyền thông

Việc quản lý khủng hoảng truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong PR là gì và làm sao để PR hiệu quả. Bởi khi để các nội dung tiếp cận với công chúng, bạn sẽ nhận nhiều luồng ý kiến khác nhau, có cả ý kiến trái chiều. Do đó, việc quản lý khủng hoảng truyền thông là điều đầu tiên bạn phải nghĩ đến khi quyết định sử dụng PR.

Kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông nhằm giải quyết các vấn đề nghiêm trọng phát sinh trong quá trình truyền tải thông điệp đến công chúng. Vì vậy, hãy xác định những nguy cơ có thể xảy ra ngay khi thiết lập kế hoạch truyền thông bạn nhé.

Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng là quy trình điều hướng suy nghĩ của cộng đồng một cách tích cực hơn khi nhắc đến công ty của bạn. Việc sử dụng hình thức này sẽ giúp cộng đồng có cách nhìn tốt hơn, tạo được thiện cảm tốt hơn với thương hiệu.

Daonh nghiệp nếu có người đại diện ở bộ phận truyền thông để duy trì và xây dựng các mối quan hệ công chúng với cơ quan báo chí thì sẽ rất tốt. Bạn sẽ không cần phải phân vân về việc PR là gì và sao cho hiệu quả khi đã có được quan hệ thân thiết với một số đại diện báo, người sẵn sàng đựa tin tích cực về doanh nghiệp của bạn.

7 Bước xây dựng chiến lược PR chuyên nghiệp và hiệu quả

Khi doanh nghiệp chưa hiểu rõ PR là gì, bạn luôn cần đến một cố vấn truyền thông chuyên nghiệp – Ảnh Len Nguyễn Media

Xác định mục tiêu quan hệ công chúng

PR là gì? Bạn sẽ không thể xác định được nếu chưa có được mục tiêu quan hệ công chúng. Mục tiêu mà bạn của PR là gì? Bạn cần xác định rõ ngay từ đầu thì ới có thể đảm bảo được hiệu quả cho cả chiến dịch. 

Mục tiêu của bạn là thay đổi nhận diện, thu hút truyền thông, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu hay vì những mục đích nào khác… Mỗi doanh nghiệp sẽ có từng giai đoạn khác nhau nên mục tiêu này có thể thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, việc xác định mục tiêu ngay từ đầu là rất cần thiết.

Nhóm đối tượng mục tiêu là ai?

Từ mục tiêu vừa xác định ở trên, bạn sẽ phác thảo ngay chân dung đối truyền thông mà mình muốn hướng đến. Chỉ cần xác định được đúng đối tượng mục tiêu, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và có thể đo lường hiệu quả PR là gì. 

Bạn cần tìm hiểu rõ ràng các đặc điểm của từng nhóm đối tượng để lên kế hoạch ở những bước truyền thông tiếp theo. 

Chiến lược cho mọi mục tiêu

Với các mục tiêu đã được cập trước đó, bạn cần có thêm các mục tiêu nhỏ cho từng mục. Như vậy, việc đo lường sẽ dễ dàng hơn và phù hợp hơn trong các trường hợp. Ở bước này, hãy cố gắng lập ra chiến lược và mục tiêu cụ thể, chi tiết hơn.

Xác định chiến thuật

Khi đã chọn được mục tiêu và chiến lược phù hợp, bạn cần nghiên cứu chiến thuật để truyền tải thông điệp đến đối tượng mục tiêu. Với từng mục tiêu xác định PR là gì, bạn sẽ đề cập đến các chiến thuật phù hợp. 

Chẳng hạn, khi nào nên booking trên báo mạng và báo giấy, khi nào nên sử dụng hình thức tổ chức sự kiện… Nếu kết hợp các chiến thuật hiệu quả với mục tiêu, bạn sẽ đạt được nhiều kết quả tốt. 

Thiết lập ngân sách

Ngân sách cho hoạt động PR cũng rất quan trọng để tránh việc bạn chi tiền chưa hợp lý ở những giai đoạn quan trọng. Quá trình chuyển dịch chiến lược PR sẽ trơn tru hơn khi bạn biết cách tính toán chi phí của từng giai đoạn và kiểm soát nó thật hiệu quả. 

Kế hoạch hành động

Hãy lên kế hoạch hành động cụ thể theo chiến thuật đã chọn trước để chắc rằng các hoạt động thực hiện đúng tiến độ và chính xác nhất. Đồng thời, kế hoạch này cũng giúp bạn kiểm soát tốt hơn quy trình làm việc của các thành viên trong nhóm. Tránh trường hợp thành viên quên mất nhiệm vụ và chưa biết PR là gì.

Xem thêm >>> TƯƠNG LAI CỦA INFLUENCER MARKETING TRONG NĂM 2023

Theo dõi, đo lường và đánh giá chiến lược PR

Đo lường và đánh giá hiệu quả của PR là gì, đơn vị chuyên nghiệp sẽ giúp bạn đo lường dễ dàng hơn – Ảnh Len Nguyễn Media

Khi một chiến lược PR được thực hiện, bạn cần theo dõi và đo lường để đánh giá và phân tích hiệu quả. Nếu chi phí hoặc hiệu quả mang lại không phù hợp thì nên điều chỉnh hoặc ngừng lại để đánh giá và cải thiện.

Việc theo dõi và đánh giá sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra kế hoach PR là gì và có đạt đúng được mục tiêu đã đề ra ban đầu hay chưa. Từ đánh giá này, bạn có thể biết được điểm mạnh và điểm yếu để cải thiện cho chiến dịch sau.

Vậy, PR là gì, PR và quảng cáo giống hay khác nhau, tất cả đã được giải đáp trong bài viết trên. Truong trường hợp bạn đang muốn thiết lập chiến lược PR cho doanh nghiệp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, Len Nguyễn Media là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông – marketing, Len Nguyễn Media tự hào giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề thương hiệu và tối ưu chi phí cho chiến lược booking PR hiệu quả. 

Hãy LIÊN HỆ NGAY cho Len Nguyễn Media qua Hotline: 090 377 2086 hoặc email: lennguyenmedia@gmail.com để được tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ tốt nhất. 

CÔNG TY TNHH LENS GROUP

Trụ sở HCM: 64Bis Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, Tp. HCM

VPĐD Hà Nội: P105, Khu TT 222D, Ngõ 260, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Hotline: 090 377 2086 – 0983 977 845 – MST: 0313474590

Email: lennguyenmedia@gmail.com

Website: lennguyenmedia.com

Rate this post