Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Vietnam Value: Sự kiện truyền thông thương hiệu uy tín hàng đầu cho doanh nghiệp

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Vietnam Value do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức. Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình uy tín của Chính Phủ 

Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam là gì?

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam Vietnam Value được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003, giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, Ngành triển khai thực hiện.

Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển các thương hiệu mạnh trong nền kinh tế để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. 

>>> MỜI ĐĂNG KÍ THƯƠNG HIỆU MẠNH ASEAN 2024 – ASEAN STRONG BRANDS AWARD 2024

Lợi ích khi tham gia chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam có lịch sử phát triển gần 20 năm, quy tụ các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam tham dự. Đây cũng là là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Do đó, khi tham gia chương trình này, các doanh nghiệp nhận về rất nhiều lợi ích:

  • Được ghi nhận và vinh danh những nỗ lực đóng góp quan trọng cho nền kinh tế đất nước.
  • Được khẳng định và nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác và nhà đầu tư.
  • Nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Được quảng bá thương hiệu rộng rãi đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. 
  • Được gặp gỡ trao đổi, giao lưu kinh tế – tìm kiếm đối tác – xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp hàng đầu trong nước.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam nâng tầm thương hiệu Việt

Thông tin chi tiết về chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam 

Mục đích và ý nghĩa

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Vietnam Value được tổ chức nhằm tôn vinh những thương hiệu Việt có chất lượng sản phẩm vượt trội, có danh tiếng cũng như sự ảnh hưởng lớn trong nước, từ đó quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia, gia tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam.

Giải thưởng cũng góp phần hỗ trợ các thương hiệu Việt lan tỏa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, sự hấp dẫn của con người Việt Nam ra thị trường thế giới. Đồng thời giúp xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Điều kiện đăng ký tham gia xét chọn

Căn cứ Khoản 2, Điều 6, Thông tư 33/2019/TT-BCT và Khoản 2, Điều 1, Thông tư 25/2021/TT-BCT điều chỉnh, bổ sung một số điều của Thông tư 33/2019/TT-BCT, tiêu chí đối với doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn gồm:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của doanh nghiệp đó.

Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chí về vốn nhưng có sản phẩm tham gia xét chọn thể hiện yếu tố đặc sắc Việt Nam, góp phần nâng cao hình ảnh và giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam thì Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xem xét, quyết định;

b) Là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của sản phẩm đăng ký xét chọn;

c) Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 02 năm liên tiếp trước năm xét chọn;

d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh, bảo vệ môi trường, lao động, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ về tài chính, thuế và các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước.

Biểu tượng của chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Vietnam Value

>>> VÌ SAO MỖI DOANH NGHIỆP CẦN CÓ CHUYÊN GIA TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG? 

Tiêu chí và nguyên tắc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt THQG Việt Nam theo quy định tại Điều 7, Thông tư 33/2019/TT-BCT, bao gồm:

a) Tiêu chí 1: Chất lượng;

b) Tiêu chí 2: Đổi mới sáng tạo;

c) Tiêu chí 3: Năng lực tiên phong.

Nguyên tắc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam căn cứ vào Điều 8, Thông tư 33/2019/TT-BCT, cụ thể như sau:

– Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thực hiện theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 1.000.

– Tổng điểm quy định để một sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là từ 650 điểm trở lên, trong đó điểm mỗi tiêu chí (Chất lượng – Đổi mới sáng tạo – Năng lực tiên phong) phải đạt từ 60% trở lên trên tổng điểm mỗi tiêu chí.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật (về hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh, bảo vệ môi trường, lao động, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ về tài chính, thuế và các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước) và được sự thống nhất của các ủy viên Hội đồng Thương hiệu quốc gia sẽ được công nhận có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký tham gia

Hồ sơ đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam gồm các giấy tờ, tài liệu không cần chứng thực sau:

a) Đăng ký tham gia xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này;

b) Bản sao Thông báo của cơ quan thuế về việc xác nhận doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn;

c) Bản sao Thông báo của cơ quan bảo hiểm xã hội về kết quả đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn;

d) Bản sao Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động;

đ) Bản sao Báo cáo định kỳ kết quả quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn;

e) Bản sao Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn;

g) Bản sao văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của sản phẩm đăng ký xét chọn còn hiệu lực do cơ quan chức năng cấp;

h) Bản sao giấy tờ về chất lượng của sản phẩm đăng ký xét chọn còn hiệu lực theo quy định của pháp luật;

i) Bản sao giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 hoặc bản sao giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tương đương;

k) Bản sao giấy chứng nhận ISO 14001, ISO 22000, ISO 17025, SA 8000, OHSAS 18001, HACCP, GMP, VietGap, Global Gap và bản sao các biên bản đánh giá giám định định kỳ hoặc tương đương (nếu có);

l) Bản sao giấy chứng nhận các giải thưởng về chất lượng, uy tín thương hiệu (nếu có).

Hồ sơ đăng ký tham gia chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Quyền lợi của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

a) Được phép sử dụng biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy chế quản lý và sử dụng biểu trưng của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

b) Được tham gia xây dựng chiến lược, Chương trình hành động cụ thể của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

c) Được hỗ trợ kinh phí khi tham gia các hoạt động thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

d) Được ưu tiên tham gia các hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại và các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có liên quan;

đ) Được tiếp cận cơ sở dữ liệu thông tin thị trường, sản phẩm và ngành hàng của Chương trình, trừ thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh hoặc thông tin mật theo quy định của pháp luật;

e) Được các cơ quan nhà nước hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp về các biện pháp quản lý ngoại thương của nước ngoài, tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa;

g) Được hưởng chế độ ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế, hải quan và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.

 Nghĩa vụ của doanh nghiệp 

a) Tuân thủ các quy định và quy chế của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

b) Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương liên quan đến việc tuân thủ các quy chế và quy định của Chương trình;

c) Đóng góp các chi phí (nếu có).

5. Bộ Công Thương chủ trì, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế xây dựng quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Đơn vị hỗ trợ Tư vấn đăng ký chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam

Để đăng ký Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, doanh nghiệp có thể thực hiện theo một trong các cách thức sau:

a) Qua đường bưu điện;

b) Trực tiếp tại trụ sở Ban Thư ký Chương trình – Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương: Số 20, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

c) Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương.

Hồ sơ đăng ký gửi về chương trình trước ngày 31/3/2024

Việc tổng hợp các loại giấy tờ, chứng nhận để làm hồ sơ đăng ký xét giải thưởng Thương hiệu quốc gia Việt Nam do nội bộ doanh nghiệp tự thực hiện. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường gặp phải một vài vấn đề sau trong việc lập hồ sơ:

– Thứ nhất, nhân sự phải thu thập nhiều loại giấy tờ ở nhiều phòng ban khác nhau của doanh nghiệp (Tài chính – kế toán, Nghiên cứu – phát triển sản phẩm, Nhân sự, Pháp lý…).

– Thứ hai, các loại giấy tờ phức tạp và mang tính đặc thù. Các loại giấy tờ chứng nhận về chất lượng sản phẩm, chất lượng hệ thống, chứng nhận về tiêu chuẩn xả thải, chứng nhận về giải thưởng – uy tín thương hiệu mang tính đặc thù cao. Việc chuẩn bị giấy tờ sẽ khiến nhân sự tốn rất nhiều thời gian để tìm hiểu cũng như làm “đúng chuẩn”. Kỳ xét chọn sẽ diễn ra vào các năm chẵn, các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị kế hoạch và hồ sơ trong những năm lẻ theo quy định của Thương hiệu quốc gia.

– Thứ ba, tỷ lệ cạnh tranh rất cao. Năm 2022, có tới 1.000 thương hiệu đăng ký tham gia xét duyệt nhưng chỉ có 172 thương hiệu đoạt giải (tỷ lệ hơn 17%). Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp mới tham dự chưa biết cách hoàn thiện hồ sơ tham dự theo đúng tiêu chuẩn đánh giá của Thương hiệu quốc gia. Hồ sơ thường chưa nêu rõ được các điểm mạnh, chiến lược phát triển của công ty…

Để giúp doanh nghiệp đăng ký chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam một cách dễ dàng hơn, Lens Group nhận hỗ trợ Tư vấn chiến lược thương hiệu phù hợp với tiêu chí của chương trình Thương hiệu quốc gia. Chúng tôi hiểu rõ những vấn đề khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong quá trình tìm hiểu cũng như nắm bắt những điểm mạnh của mình để tham gia giải thưởng.

Lens Group sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Tư vấn/ đánh giá tiền khả thi của doanh nghiệp trong việc tham gia xét duyệt chương Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
  • Tư vấn chiến lược thương hiệu hoàn thiện phù hợp các tiêu chí tham gia xét duyệt giải thưởng Thương hiệu quốc gia Việt Nam cho doanh nghiệp.
  • Đồng hành tư vấn xây dựng chiến lược thương hiệu để giúp doanh nghiệp đạt chuẩn Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong phát triển dài hạn.

Mọi thắc mắc về Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 liên hệ qua Hotline 090 377 2086 để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ.

HỖ TRỢ THÔNG TIN VÀ TƯ VẤN:

CÔNG TY TNHH LENS GROUP

Trụ sở HCM: 64Bis Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, Tp. HCM

VPGD HN: P105, Khu TT 222D, Ngõ 260, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Hotline: 090 377 2086 – Email: lennguyenmedia@gmail.com

Website: lennguyenmedia.com

Rate this post