Chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp B2C

Hiện nay, các doanh nghiệp B2C đang ngày càng phổ biến, do đó, tỷ lệ cạnh tranh giữa các công ty cũng ngày càng tăng. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần chú trọng vào các chiến lược marketing.

Chiến lược marketing đúng sẽ mang lại nhiều lợi ích truyền thông cho doanh nghiệp – Ảnh Len Nguyễn Media

Trong lĩnh vực kinh doanh, theo những chuyên gia về marketing, bên cạnh mô hình B2B (Business to Business) thì mô hình B2C (Business to Customer) cũng được đánh giá cao. Mô hình kinh doanh B2C hướng đến đối tượng là người tiêu dùng cá nhân (customer), được triển khai nhằm mục đích chính để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cá nhân.

Chiến lược marketing là gì? 

Chiến lược marketing (Marketing Strategy) là bản kế hoạch bao quát, hoàn chỉnh với từng bước cụ thể mà doanh nghiệp dùng để tiếp cận nhiều người tiêu dùng tiềm năng và biến họ thành khách hàng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Đồng thời tập trung mọi nguồn lực vào những cơ hội tốt nhất có thể nhằm tăng doanh số bán hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu. 

Chiến lược marketing thường mang tính dài hạn, là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh tổng thể đối với bất kỳ doanh nghiệp nào dù là các công ty nhỏ hay các thương hiệu lớn. 

Các chiến lược marketing của doanh nghiệp thường bao gồm:

  • Tuyên bố giá trị của doanh nghiệp
  • Truyền tải thông điệp chính
  • Thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu
  • Các phương pháp thực hiện

Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing?

Nếu không có một chiến lược marketing cụ thể, doanh nghiệp sẽ dễ bị mất phương hướng, lãng phí tiền bạc và thời gian cho các kênh truyền thông mà không mang lại hiệu quả. Dẫn đến để khách hàng tiềm năng rơi vào tay của đối thủ cạnh tranh.

Do đó, xây dựng và triển khai chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với những biến đổi của thị trường, hoạt động và phát triển đúng hướng. Ngoài ra, còn mang lại những lợi thế lớn cho doanh nghiệp như:

  • Tăng doanh số bán hàng
  • Tăng nhận diện thương hiệu, góp phần trong công cuộc phát triển bền vững của công ty
  • Nắm bắt tốt nhu cầu khách hàng mục tiêu
  • Đáp ứng đúng nhu cầu và mong đợi của khách hàng
  • Củng cố thị phần

Mô hình kinh doanh B2C là gì?

Chiến lược marketing cho doanh nghiệp B2C cần được nghiên cứu thường xuyên và cẩn trọng – Ảnh Len Nguyễn Media

B2C là khái niệm phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và marketing, viết tắt của cụm từ “Business to Consumer” – từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Đây là quá trình bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp của các doanh nghiệp cho những người tiêu dùng cuối cùng hoặc cho các doanh nghiệp mua sản phẩm với mục đích sử dụng. Ví dụ như một doanh nghiệp mua văn phòng phẩm để phục vụ cho công việc văn phòng ở công ty cũng gọi là người tiêu dùng cuối cùng. Hầu như các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng đều có thể được gọi là doanh nghiệp B2C. 

Xem thêm >>> BẬT MÍ 5 CHIẾN LƯỢC MARKETING TỔNG THỂ CHO NGÀNH THỰC PHẨM

Các ví dụ về doanh nghiệp B2C trên thị trường

  • Các nhà hàng
  • Quán cafe
  • Cửa hàng tiện lợi
  • Cửa hàng tạp hóa
  • Tiệm làm tóc, nail
  • Spa
  • Cửa hàng cho thú cưng
  • Văn phòng bác sĩ…

Về thương mại điện tử B2C có: HuffPost, Shopee, Lazada, Tiki, Facebook, Tiktok, Google, eBay, Baidu, Uber, Alibaba, Youtube, Netflix…

Đặc điểm của chiến lược marketing B2C

  • Bán trực tiếp cho khách hàng cuối cùng
  • Nhắm mục tiêu thúc đẩy cảm xúc liên quan đến việc mua sản phẩm
  • Hoạt động xung quanh lợi ích và mong muốn
  • Thực hiện bán hàng quy mô nhỏ cho mục đích sử dụng cá nhân qua những đợt bán hàng với khối lượng thấp trải rộng trên nhiều đối tượng người tiêu dùng
  • Người tiêu dùng mua hàng ngay lập tức sau khi nhìn thấy quảng cáo sản phẩm hoặc trong thời gian rất ngắn. Họ tìm kiếm kết quả ngay lập tức, hiếm khi nghiên cứu sâu thêm để hiểu sản phẩm

Các kênh tiếp thị phổ biến của mô hình marketing B2C

Có nhiều hình thức tiếp thị cho doanh nghiệp B2C, tuy nhiên doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức phù hợp với sản phẩm đang kinh doanh – Ảnh Len Nguyễn Media
  • Email
  • Tiếp thị di động (các trang web, ứng dụng, SMS, MMS và phương tiện truyền thông xã hội…)
  • Tiếp thị thông báo đẩy website
  • Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (SMM) (Facebook, Instagram, Tiktok, Twitter…)
  • SEO (Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm)
  • Tiếp thị người có sức ảnh hưởng (KOLs) (Blogger, Youtuber, Streamer…)
SEO – hình thức tiếp thị phổ biến cho doanh nghiệp B2C – Ảnh Len Nguyễn Media

Một số lưu ý trong xây dựng chiến lược marketing B2C hiệu quả

Chiến lược marketing B2C hoạt động trên cơ sở khách hàng tìm kiếm hàng hóa hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tức thì. Do đó, họ có xu hướng mua hàng mà không cần nghiên cứu nhiều về sản phẩm hoặc dịch vụ. Khách hàng thường hoàn tất giao dịch mua trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu tiên kể từ khi biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ.

Để xây dựng một chiến lược marketing B2C thành công, trước tiên chủ doanh nghiệp cần hiểu thói quen mua hàng của khách hàng, tiếp đến là xu hướng trên thị trường và những chiến lược mà đối thủ cạnh tranh sử dụng.

Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mãi B2C cần phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người tiêu dùng và tập trung vào việc giải quyết chính xác vấn đề mà khách hàng của họ phải đối mặt. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng một chiến dịch tạo ra phản ứng tích cực đến khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng, gia tăng lợi nhuận.

Xem thêm >>> 5 DẤU HIỆU CHO THẤY DOANH NGHIỆP CẦN THUÊ DỊCH VỤ MARKETING

Lợi ích của việc xây dựng chiến lược marketing đối với doanh nghiệp B2C

Len Nguyễn Media là đơn vị chuyên tư vấn chiến lược truyền thông, marketing hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp – Ảnh Len Nguyễn Media

  • Thu hút khách hàng tiềm năng truy cập vào trang web của doanh nghiệp để kiếm thêm thông tin về thương hiệu
  • Khi số lượng khách hàng tiềm năng truy cập vào trang web của doanh nghiệp tăng lên, số lượng người đăng ký mới cũng sẽ có khả năng tăng lên
  • Doanh nghiệp có thứ hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm, giúp nhiều người có thể tiếp cận đến doanh nghiệp hơn
  • Thương hiệu trở nên phổ biến và tỷ lệ chuyển đổi tăng lên

Tóm lại, chiến lược marketing đúng đắn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp B2C. Tuy nhiên, để có thể lập ra chiến lược phù hợp nhất cho từng phân khúc thị trường, doanh nghiệp cần có đội ngũ tư vấn chiến lược giàu kinh nghiệm, cũng như thực hiện nhiều khảo sát đo lường thị trường. Các bước trên đều mất rất nhiều thời gian, do đó, nếu bạn đang phân vân chưa biết bắt đầu quảng bá thương hiệu, sản phẩm như thế nào cho hiệu và và tối ưu chi phí, hãy LIÊN HỆ NGAY cho Len Nguyễn Media qua Hotline: 090 377 2086 hoặc email: lennguyenmedia@gmail.com để được tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ tốt nhất. 

Rate this post