10 Bí quyết làm bạn cùng con?

Sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội cùng với những áp lực về công việc khiến đôi khi chúng ta ít dành thời gian trò chuyện, làm bạn cùng con. Sau đây là 10 bí quyết để bạn kết nối và xây dựng mối quan hệ với trẻ.

Thấu hiểu và sẻ chia để gia đình thêm hạnh phúc

Trò chuyện với trẻ về những điều không liên quan đến các môn học

Cách xây dựng mối quan hệ với trẻ tốt nhất chính là đừng bắt ép trẻ phải suy nghĩ quá nhiều về những điều khiến chúng bị áp lực. Hãy ngừng hỏi về thành tích học tập của con là bao nhiêu, con nên học Toán nhiều hơn và viết Văn thường hơn… Thay vào đó, bạn hãy hỏi trẻ về những điều gần gũi, những điều mà trẻ cảm thấy hứng thú và dễ chia sẻ như: con đi học có áp lực không, chơi với bạn có vui không hay địa chỉ quán ăn mà con thích, món ăn con đang muốn ăn vào cuối tuần, một nơi mà con muốn đến…

Hãy tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi trò chuyện, khi đó chắc chắn trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận bạn bước vào thế giới của chúng.

Hãy để trẻ nói bạn nghe về những sở thích của trẻ nhỏ

Chúng ta thường có xu hướng làm bạn với những người có cùng sở thích, đam mê bởi khi đó ta sẽ dễ dàng chia sẻ những trăn trở và tìm được điểm chung. Chính vì thế, để có thể hiểu trẻ và làm bạn cùng trẻ, bạn cần học các lắng nghe những sở thích của trẻ. 

Đừng chỉ mãi yêu cầu trẻ phải làm theo điều mình muốn mà quên mất đi việc trẻ con cũng cần được tôn trọng. Hãy thử tưởng tượng con sẽ vui biết bao khi được làm điều chúng thích cùng bạn, và thật tuyệt nếu trong ngôi nhà chỉ toàn tiếng cười và sự thấu hiểu, chắc chắn đây sẽ là môi trường phát triển rất tốt dành cho trẻ nhỏ. 

Mỗi ngày, hãy dành chút thời gian để tâm sự và tìm hiểu những điều trẻ thích và thỉnh thoảng, hãy tạo bất ngờ bằng một món quà mà trẻ muốn hay dẫn trẻ đi đến nơi mà chúng cảm thấy thoải mái. Thấu hiểu sở thích sẽ là chìa khóa tuyệt vời trong mối quan hệ của bạn và bé.

Cách xây dựng mối quan hệ với trẻ – Ghi nhớ những điều về trẻ nhỏ

Có phải bạn sẽ hứng thú và cởi mở hơn với những người chân thành và thật sự hiểu, ghi nhớ những điểm đặc biệt của bạn? Trẻ nhỏ cũng vậy, chúng luôn thích được quan tâm và chia sẻ, nhưng chúng chỉ mở lòng với những ai thật sự muốn hiểu chúng. Do đó, hãy học cách ghi nhớ những điều của bé, đừng để bé cảm thấy hụt hẫng khi phải lặp đi lặp lại những điều đã từng nói với bạn.

Mối quan hệ chân thành kèm theo những thấu hiểu từ những điều nhỏ nhặt sẽ giúp bạn có thể kết nối cảm xúc cùng bé. Chẳng hạn như vào một ngày bé được điểm cao hay đạt được thành tích tốt, bạn mang đến một chiếc bánh hay một món quà mà bé đã mong đợi từ rất lâu để làm phần thưởng, chắc chắn bé sẽ rất yêu quý bạn và có thiện cảm tốt với bạn vì bạn ghi nhớ điều chúng thích. 

Những trò chơi ngoài trời sẽ là lựa chọn hợp lý vào dịp cuối tuần cho bé

Cách xây dựng mối quan hệ với trẻ – Chia sẻ với trẻ về cuộc sống của bạn

Sẽ thật tuyệt nếu mối quan hệ được xây dựng từ hai phía, trẻ con cũng thích được lắng nghe những điều bạn chia sẻ. Vì vậy, thỉnh thoảng trong những cuộc trò chuyện, bạn cũng nên kể cho bé nghe về cuộc sống, công việc và cảm xúc của chính bạn. 

Chẳng hạn, ngày hôm nay bố đi làm rất mệt, mẹ làm việc nhà cả ngày nên đau chân lắm, con có thể giúp mẹ việc này hay việc kia không… Việc chia sẻ này không chỉ giúp trẻ có thể hiểu được những mệt mỏi hay khó khăn của bạn mà còn giúp trẻ rèn luyện sự cảm thông và sẻ chia cùng người khác.

Cách xây dựng mối quan hệ với trẻ tốt nhất là hãy chơi cùng trẻ

Người lớn có những thú vui riêng và trẻ con cũng vậy, chỉ khác ở chỗ những điều làm chúng vui thường đơn giản hơn người lớn nghĩ. Nhưng, hãy tìm cách chơi cùng con, cùng con nấu ăn, chơi xếp hình, đố chữ, đoán màu sắc… Hãy tìm hiểu những trò chơi có ích cho não bộ để chơi cùng và tạo nên những khoảnh khắc tuyệt vời cho trẻ. 

Kể trẻ nghe về những câu chuyện vui nhộn

Đã bao giờ bạn dành thời gian để kể cho con nghe những câu chuyện vào mỗi tối chưa? Nếu chưa, hãy bắt đầu làm điều này ngay từ bây giờ nhé! Hãy tìm những câu chuyện ý nghĩa, hấp dẫn để kể bé nghe và nói cho bé về kết quả, bài học từ những câu chuyện đó. Đây không chỉ là một trong những cách xây dựng mối quan hệ với trẻ mà còn là cách giáo dục nhẹ nhàng nhưng lại rất hiệu quả!

Xem thêm >>> 7 quy tắc dạy con thành người ưu tú

Chia sẻ những câu chuyện đầy cảm hứng trong cuộc sống

Hãy nói bé nghe về những con người giàu nghị lực trong cuộc sống, hãy để bé biết rằng chúng may mắn đến dường nào so với nhiều người ngoài kia. Trẻ nhỏ sẽ có cách hiểu của riêng chúng nhưng những câu chuyện mang cảm hứng tốt sẽ giúp trẻ rèn luyện lối suy nghĩ, tư duy tích cực từ khi còn bé.

Hãy thử cùng trẻ làm điều chúng thích để thấu hiểu cảm xúc của chúng

Làm những điều “điên rồ” cùng bé

Bạ tìm đủ cách xây dựng mối quan hệ với trẻ nhưng không được, bạn luôn nổi nóng khi trẻ làm điều khác thường. Có thể bạn sẽ thắc mắc vì sao trẻ luôn thích vẽ bậy lên các đồ vật đúng không? Nếu muốn biết, hãy để trẻ nói cho bạn nghe về suy nghĩ của chúng khi bạn cùng chúng làm điều đó. Hãy thử cùng con vẽ lên một bức tường nào đó hay chơi đùa trong một vũng nước lớn hoặc làm bất kể điều gì chúng thích để được một lần “điên rồ” cùng bé. Có như vậy, bạn mới hiểu hơn những điều trẻ nghĩ và làm.

Áp dụng những sở thích của trẻ vào việc dạy học và vui chơi

Hãy học các áp dụng những sở thích của trẻ vào việc dạy học và vui chơi. Nếu bé nhà bạn thích nghe nhạc, hãy tham khảo và biến tấu những chữ cái nhàm chán thành một bài hát dễ nhớ, hay bạn có thể dạy trẻ học tiếng anh bằng những bộ phim hoạt hình hấp dẫn… Tất cả đều có thể, nếu bạn chịu tìm cách. 

Học cách xin lỗi trẻ khi bạn làm sai

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, chúng ta đều phải học cách xin lỗi mỗi khi làm sai. Nếu bạn lỡ mắng trẻ không đúng, hay làm việc gì đó sai, hãy nói lời xin lỗi, thậm chí là xin lỗi trẻ và chờ nhận được sự tha thứ. Mặc dù chúng còn nhỏ nhưng chúng luôn biết quan sát và cảm nhận. Bạn sẽ là tấm gương để trẻ noi theo, do đó, hãy trở nên gương mẫu trong mọi hoàn cảnh và đừng ngại nói lời xin lỗi với trẻ. Lời xin lỗi sẽ là cách xây dựng mối quan hệ với trẻ hiệu quả, giúp hàn gắn mọi vết thương trong lòng trẻ.

Hy vọng với 10 cách xây dựng mối quan hệ với trẻ ở trên, bạn đã có được những thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc và làm bạn cùng con. Hãy học cách lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn để biết trẻ cần gì, cũng như biết được chúng ta nên làm gì để tốt nhất cho trẻ bạn nhé!

Rate this post